Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Lưu trữ mô dây rốn có phải là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn không

Trong dây rốn và bánh nhau của các bé sơ sinh có hai loại tế bào gốc máu và tế bào gốc mô dây rốn. Hai loại tế bào gốc này có cách thu thập, lưu trữ và công dụng hoàn toàn khác nhau

Thuật ngữ dây rốn và cuống rốn

Đầu tiên, để trả lời cho thắc mắc ở tiêu đề bài viết, mình sẽ làm rõ về thuật ngữ “dây rốn” và “cuống rốn” mà mọi người vẫn thường gọi.
Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà người ta sẽ có cách gọi là “dây rốn” hoặc “cuống rốn”. Nhưng thật ra về bản chất, cả hai cách gọi này đều được chấp nhận để miêu tả đoạn dây nối từ tử cung người mẹ vào cơ thể em bé qua rốn, để nuôi dưỡng bé khi còn nằm trong bụng mẹ.

tế bào gốc máu cuống rốn
Hình minh họa tế bào gốc máu trong cơ thể con người

Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn là gì?

Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn là công việc bảo quản đông lạnh những mẫu tế bào gốc máu đã chiết tách từ máu dây rốn ở nhiệt độ - 196 độ C, bằng Nitơ lỏng, trong môi trường vô trùng theo quy định của các cơ quan y tế. Việc lưu trữ này nhằm mục đích dự trữ phần tế bào gốc máu quý giá còn sót lại trong cơ thể em bé sau khi ra khỏi bụng mẹ, đồng thời còn giúp giữ nguyên công dụng sinh học của tế bào gốc, nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và điều trị bệnh của con người.

Lưu trữ mô dây rốn là gì?

Nếu như tế bào gốc máu dây rốn được chiết từ máu dây rốn, thì tế bào gốc mô sẽ được chiết từ đoạn dây rốn. Lưu trữ tế bào gốc mô dây rốn, hay còn được gọi tắt là lưu trữ mô dây rốn, chỉ khác với máu dây rốn ở công đoạn thu thập và chiết tách mà thôi.
Nếu như tế bào gốc máu có thể được chiết tách một cách dễ dàng từ máu dây rốn bằng công nghệ tự động để cho ra những mẫu tế bào gốc nguyên chất chỉ trong một thời gian ngắn. Thì đối với tế bào gốc mô, các chuyên gia phải thực hiện công đoạn xử lý và chiết tách bằng tay một cách cẩn thận thì mới có thể tận dụng được tối đa lượng tế bào gốc chứa trong đoạn dây rốn của em bé.

lưu tế bào gốc máu cuống rốn
Công đoạn thu thập mô dây rốn ở trẻ sơ sinh
Theo như mình tìm hiểu, việc lưu trữ tế bào gốc mô dây rốn ngày nay được thực hiện theo 2 cách. Đối với các ngân hàng dùng phương pháp lưu trữ thông thường, họ lưu trữ tế bào gốc mô dây rốn bằng cách phân dây rốn thành từng đoạn ngắn hoặc từng lát nhỏ rồi mới bảo quản lạnh ở môi trường và nhiệt độ lý tưởng. Cách làm này tuy đơn giản và tiết kiệm thời gian, nhưng trên thực tế lại ẩn chứa nguy cơ nhiễm khuẩn tế bào mà nếu không kiểm tra kỹ lưỡng, ta không thể nhận ra được.
Chưa kể là lượng tế bào gốc chiết tách được, nếu không dùng hết cũng không thể lưu trữ lại. Thêm nữa, trong việc điều trị, các đoạn dây rốn đông lạnh này lại không thể đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh trong tình hình cấp bách, nên phương pháp lưu trữ này hiện đang dần được thay thế bởi các phương pháp hiện đại hơn.

tế bào gốc máu cuống rốn
Phương pháp lưu trữ tế bào gốc mô dây rốn của ngân Medeze

Theo mình biết thì một trong số phương pháp lưu trữ tế bào gốc cho trẻ sơ sinh hiện đại nhất hiện nay, hay còn gọi là lưu trữ "tế bào tươi" đang được áp dụng ở ngân hàng tế bào gốc Medeze. Đối với phương pháp này, sau khi mô dây rốn được xử lý phân lập thủ công tỉ mỉ, sẽ được đưa vào máy xử lý chiết tách ra tế bào gốc mô và sau đó tiếp tục tăng sinh lên một số lượng nhất định để lưu trữ, sẵn sàng cho việc điều trị khi cần. Medeze sở hữu các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm và công nghệ tiến tiến trong ngành y học tái tạo, do đó họ rất tự tin việc thiết lập hệ thống lưu trữ tế bào tươi sẵn sàng cho điều trị, điều mà các đơn vị khác chưa làm được.

Lưu trữ mô dây rốn có phải là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn không?

Theo như những thông tin ở trên thì chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không? Vì lưu trữ mô dây rốn thực chất chính là lưu trữ tế bào gốc mô dây rốn, mà tế bào gốc mô dây rốn và tế bào gốc máu dây rốn lại có cách thu thập, chiết tách và lưu trữ riêng biệt. Nên chúng ta tất nhiên không thể nói rằng lưu trữ mô dây rốn chính là lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn được đâu nhé.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes